Son of Rome – Binh đoàn thất bại

admin Last updated on: May 7, 2023

Phiên bản PC của Ryse lần này vẫn chưa khiến game thủ thật sự hài lòng dù Crytek đã cố gắng cải thiện khá nhiều từ hệ thống gameplay đến đồ họa.

Không phải ngẫu nhiên, mà từ xưa đến nay Crytek luôn được “ca tụng” như một họa sĩ đại tài trong làng game thế giới khi những tác phẩm của hãng luôn khai phá những giới hạn đồ họa xuất chúng nhất, vượt xa mọi chuẩn mực của thời đại. Không hẳn đi theo cái lối nghệ thuật nhẹ nhàng, Crytek thường đánh mạnh vào “tầm nhìn” ấn tượng và theo trường phái ấn tượng tả thực.

Nào là Farcry, Crysis, và giờ là RYSE: SON OF ROME – bước nhảy vọt của Crytek lên miền đất hứa Xbox One, thế hệ nextgen của thời kì mới và cũng là tựa game độc quyền đầu tiên trên Xbox One đủ tầm vóc “công nghệ” để có thể đối đầu với đối thủ phía bên kia chiến tuyến là PlayStation 4.

Tuy nhiên, trên hầu hết các đánh giá lúc RYSE: SON OF ROME ra mắt, rõ ràng những gì game đạt được không phải ở hình thức một tựa game. Người ta dành nhiều lời khen, lời ca cho mảng đồ họa của nó, nhưng điểm số tựa game này gặt hái được chỉ là những con số “lẹt đẹt”, lý do tại đâu ?

Vậy, với phiên bản PC vừa ra mắt cách đây không lâu, game thủ PC sẽ chọn RYSE: SON OF ROME như một phép thử đồ họa mới, hay sẽ có những cảm nhận của riêng mình ? Hãy cùng InfoGame tìm hiểu trong bài đánh giá sau đây nhé.

CỐ TRUYỆN “BÌNH MỚI RƯỢU CŨ”

Thay vì tiếp tục khai thác thế mạnh về các thể loại game bắn súng/FPS từ trước đến nay, Crytek đã rất mạnh dạn thay đổi mình khi thử sức với một thể loại còn khá mới mẻ với hãng – hành động chặt chém. Tuy vậy, thể loại chặt chém được đặt trong một bối cảnh như thế nào mới là “đỉnh” – nhiều người sẽ nghĩ ngay đễn nhưng chặt chém điên cuồng trong thể giới quỷ/ma, tận thế, bla bla bla… Nhưng nếu về lịch sử La Mã thì sao?

Không chỉ là những đấu trường đẫm máu huyền thoại, không chỉ là những chiến binh thành Rome gan dạ, Đế chế Roma không thiếu những cuộc chinh phạt bất tận và bành trướng thế lực khét tiếng nhất địa phận Địa Trung Hải lúc bấy giờ.

Câu chuyện của RYSE: SON OF ROME xoay quanh nhân vật Marius – người anh hùng của chúng ta, với sự trung thành tuyệt đối và là “con nhà tông” nối dõi nghiệp tướng của cha, sinh ra Marius đã là một quân nhân ưu tú và nổi trội hoàn toàn so với mặt bằng chung quân đội thời bấy giờ. Tuy nhiên, trong một cuộc tấn công của tộc Barbarian tàn ác ập vào Rome, cả gia đình anh lần lượt bị sát hại…

Găm một mối thù ngất trời, Marius được sự hậu thuẫn từ vị thần của sự phục thù – Nemesis dần biến từ một con người thật thà, thú vị thành một con thú điên cuồng, một cỗ máy chiến tranh đầy lòng căm hận và cũng đầy sự ngu ngơ trung thành với Đế chế của mình. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự việc, Marius mới dần nhận ra được sự thật đắng cay trong cuộc đời éo le của mình. Cuộc phục thù của anh cứ thế mà tiếp diễn, viết dài thêm những vết máu đổ bởi những tên bạo chúa…

Cốt truyện hoàn toàn đi theo một mô típ cũ quen thuộc, về một nhân vật chính điên cuồng lao vào cuộc thảm sát phục thù. Tuy nhiên, cái cốt tryện chính của game, không chỉ đơn giản có thể, trong một câu chuyện tổng thể, sự bất ngờ từ những mâu thuẫn gay gắt, những gút thắt được đóng mở liên tục một cách liền mạch tạo sự kết nối cực kì mạch lạc và lôi cuốn người chơi từ đầu đến cuối. Nói không ngoa, RYSE: SON OF ROME như một tác phẩm điện ảnh thực thụ dù đó không hẳn là một cốt truyện mới nhưng bạn sẽ phải dán màn hình liên tục để theo dõi câu chuyện đầy biến động của game.

Điểm hút khách không chỉ ở việc “kể chuyện”, mà còn là ở dàn nhân vật phụ được tạo dựng trong game một cách rất phong phú. Đa số các nhân vật xuất hiện trong cốt truyện game sẽ không trực tiếp xuất hiện trong quá trình chơi, nhưng đối với từng đoạn phim cắt cảnh, và cốt truyện của game, chính họ là những nhân tố bí ẩn hút người chơi vào câu chuyện “cũ rích” của game. Mỗi nhân vật đều được thổi một cái thần, rất chuyên nghiệp và gởi mở câu chuyện từng li từng tí, cũng như khơi gợi ở người chơi sự tìm hiểu sâu sắc.

ĐỒ HỌA ÂM THANH ĐỈNH CỦA ĐỈNH

Rõ ràng, cốt truyện chưa chắc sẽ là một điểm cộng với một vài người, song điều họ thực sự chờ đợi để được thưởng thức trong RYSE: SON OF ROME không gì khác chính là phần đồ họa “cực khủng” của nó.

Vốn đã cực đẹp trên Xbox One, nay lại được “đôn” lên 1 tầm cao mới nhờ độ phân giải có thể upscale lên mức 4K trên một màn hình có độ phân giải thấp hơn rất nhiều. Điều này mang đến một cái nhìn vô cùng sắc nét, mịn màn, đưa game thoát khỏi những vết răng cưa nhức nhối một thời.

Những gì mà người chơi từng thấy trên Xbox One, hay ít nhất là trên các trailer giới thiệu của RYSE: SON OF ROME hoàn toàn chẳng phải là trò đùa. Từng tia nắng chói chan từ ánh chiều tà, chói lòa khi được phản chiếu trên chiến bào thép cực kì chi tiết trên từng đường nét cho đến cả con ốc, con vít đính trên nó, toát lên một vẻ đẹp kiêu hãnh đầy mạnh mẽ của một vị tướng hùng mạnh của quân đội thành Rome.

Lại còn chẳng phải bàn thêm về cảnh vật thiên nhiên kì thú mà Crytek đã “vẽ” nên. Nào là những con thác trắng long lanh, lấp lánh trong ánh nắng chói chan ban mai ẩn hiện trong từng tán lá, tán cây và cả những cánh đồng hoa, cánh đồng cỏ tuyệt đẹp xanh đến ngút ngàn. Hay cả những khung cảnh cực kì âm u, ma quái trong chốn rừng chết, chứa đầy sự ẩn, chết chóc mà nó mang trong mình.

Đáng nhớ nhất, phải kể đến khả năng tái tạo không khí chiến trường có một không hai của game. RYSE: SON OF ROME thực hiện quá tốt việc này khi từng bước chân, từng giây từng phút bạn “sống” trong từng cuộc chinh phạt của game luôn là một thử thách về tinh thần thực sự. Nghẹt thở, đầy mạnh bạo, chết chóc và cả sự nhuốm màu của những bài ca anh hùng mà Marius viết nên. Nào là các trường đoạn chỉ huy quân đoàn với các thế trận tấn công phòng thủ quen thuộc, nào là bắn đổ các chum dầu cản bước tiến của quân địch, hay là những đợt công thành chiến và thủ thành đậm chất sử thi hào hùng? RYSE: SON OF ROME có tất cả và chúng được truyền tải 1 cách siêu thực.

Cuối cùng, bạn sẽ chẳng quên được những cử chỉ khuôn mặt cực kì có hồn của những nhân vật tron game. Marius mạnh bạo trong từng đường kiếm, khuôn mặt luôn toát lên sự ngu ngơ nhưng lại chẳng thiếu sự kiên cường mà dũng mãnh cần có của một vị tướng. Quân Barbarian thì hoảng loạn với nổi đau “cứa” trên da trên thịt chúng mỗi khi phải đối mặt với Marius. Trong khi đó những tên hung thần, bạo chúa lại cực kì “nham nhở” khiến bạn phải cảnh giác trên từng nụ cười của chúng.

Tóm lại, đồ họa của RYSE: SON OF ROME đã bước đến một giới hạn quá sức hoàn hảo, quá sức tưởng tượng và vượt xa tất cả tiêu chuẩn hình ảnh thời đại bây giờ. Nó cũng lập nên một chuẩn mực đồ họa mới đậm chất Crytek khiến mọi đối thủ phải trầm trồ thán phục.

QUÁ CHÚ TRỌNG VÀO ĐỒ HỌA

Đó vốn là một cái danh không hề “mát tai” được gán cho những tựa game của Crytek gần đây, và với tuyên nguôn vớ vẩn rằng “Đồ họa chiếm 60% giá trị một tựa game” của Crytek đã sớm chuốc phải đắng cay. RYSE: SON OF ROME chính là minh chứng hùng hồn nhất cho cái danh hiệu rất “hot” kia.

Cách chơi của game khá mới lạ, nhất là ở lối chơi combat của game. Ban đầu người chơi có tộng cộng có 4 chiêu cơ bản là chém kiếm, đỡ khuyên, né đòn và cuối cùng là cho đối thủ ăn luôn cái khiên vào mặt. Tuy nhiên, người dùng sẽ chỉ dùng tương đối khoảng 3 hoặc 2 chiêu cho tất cả các đợt combat của mình gồm chặt kiếm và liên tục làm đối thủ lâm vào tình trạng bị đánh bật thếp phỏng thủ dẫn đường cho những pha kết liễu đẫm máu đã mắt và đã tay.

Sau một hồi “tán” nhau, đối thủ sẽ có một biểu tượng kết liễu trên đầu, lúc này người chơi sẽ tiến lại gần và ra một đòn Executions mãn nhãn theo những bước Quick Time Event mà game đưa ra. Marius có thể chặt chân, chặt tay và xiên kiếm xuyên cổ của đổi thủ và nhanh chóng lấy mạng hắn. Đặc biệt hơn cả, trong một vài đòn thế, Marius còn có thể hạ sát luôn 1 lần 2 đối thủ cực kì nhanh gọn trong một chiêu Executions.

Các chiêu Executions này tương đối dễ thực hiện là người chơi chỉ cần bấm 1 vài nút tương ứng với các màu mà game thể hiện trên đối thủ, một cách khá hay che đi những biểu mẫu đơn hướng dẫn khô khan.

Tuy nhiên điều này mang lại một sự ràng buộc cực kì khó chịu cho người chơi, bạn sẽ phải thực hiện Executions trên mọi đối thủ, tức muốn kết thúc một đối thủ nào nhanh hơn 1 chút, bạn sẽ phải thực hiện Executions và nó lặp lại gần như 95% đối thủ xuất hiện trong game. Và còn tệ hơn cả, nó lặp lại gần như từ đầu đến cuối game. Khiến việc thưởng thức trải nghiệm game vô cùng “chán ngán”, vạn lần chán.

Chặt đi chặt lại, bấm đi bấm lại chừng đó nút, cách chơi quá nghèo nàn và vô cùng tệ hại đến mức bạn sẽ chẳng hiểu tại sao tôi phải thực hiện việc này quá nhiều đến như vậy! Chưa hết, các QTE này cũng chỉ để “làm cảnh”, bạn sẽ thực hiện chiêu Executions một cách hoàn hảo mà chẳng… nhấn bất cứ một nút nào, cũng chẳng cần phải bấm đúng… Thế thì chiêu Executions này đẻ ra cái trò QTE này để làm gì??? – chẳng để làm gì cả, Nói đúng hơn thì là để khen rằng bạn đang “THỰC HIỆN THÀNH CÔNG MỘT CHIÊU XXX hay YYY” nào đó! Vô cùng tào lao và vô cùng “lện” bởi nó lặp lại quá nhiều, đến mức vô lý.

Tất cả những gì hay nhất của game đều được phô diễn hết ở đầu game, nào là chiến tranh, nào là công thành chiến, nào là chỉ huy quân đội. Tất cả cũng chỉ là cái vỏ đưa bạn vào các đợt chiến đấu lặp lại đến mức điên rồ.

Còn chưa đủ khùng với phần gameplay và combat rõ chán của game, bạn sẽ tiếp tục cười ra nước mắt khi đám đồng đội cùng hội cùng thuyền của mình lại rất “thiếu iốt”, hay tệ hơn cả là chúng chẳng khác gì tiếp tay cho quân thù.

Trong các trận cân team cực kì nan bởi bạn phải chiến đấu với hàng tá quân địch trong khi chúng đứng mắt bên ngoài và “trố cặp mắt” vô hồn nhìn vào, và nhún nhảy! Tôi đâu cần một đám đồng đội cầm kiếm cỗ vũ, dù biết rằng trong này – RYSE: SON OF ROME tôi là vai chính!!! Và nếu bạn để đám đồng đội ngu ngốc của mình chết cả, màn chơi cũng sẽ kết thúc và buộc phải hồi lại điểm lưu gần nhất. Đúng là một cực hình.

Đối thủ cũng chẳng thông minh hơn là bao, khi chiến thuật đánh đấm của chúng lui tới cũng chỉ một bài, lui tới cũng chỉ vài ba loại, khác nhau màu sắc, não mịn giống nhau và đánh đấm cũng như nhau.

CHẾ ĐỘ GLADIATOR MODE NHÀM CHÁN VÀ HỆ THỐNG KỸ NĂNG/TRANG BỊ VÔ DỤNG

Bạn sẽ còn có một mục chơi coop mang tên Gladitor Mode. Trên một cái tên mới, những gì bạn có được chỉ là một màn chơi trong đấu trường Collosseum, và rồi lại liên tục chặt chém lặp lại với vô số vô số đòn Executions quen thuộc vài ba chiêu. Đồng đội vẫn kém thông minh, đối thủ cũng không khá hơn và tất cả lặp lại như một địa ngục thực sự.

Chỉ có một điểm mới ban đầu gây được sự chú ý cho người chơi đó chính là hệ thống trang bị tương tự như các tựa game nhập vai. Nhưng ôi thôi, đó chỉ là những cảm nhận ban đầu mà thôi, tất cả sẽ bị bạn quên bén bởi chúng quá vô dụng. Bạn sẽ mua bán và sử dụng trang bị một cách … ngẫu nhiên, và mặc chúng trong các trận chiến trong chế độ Gladiator Mode. Và điểm số, các chỉ số có cho vui, bỏ vào bạn cũng sẽ chém chừng đó nhát, mất chừng đó máu và vẫn là những chiêu Executions đầy ám ảnh… Không có một tác dụng gì sấc.

Trong khi đó, trong chế độ chơi đơn, hệ thống kỹ năng, chỉ số cũng hoàn toàn tương tự, điểm tăng rất dễ và cũng dễ dàng nhận ra rằng chúng vô cùng vô dụng. Chỉ có một thứ thiết thực nhất chính là “thanh máu” của người chơi dài hơn!

ĐÁNG CHƠI HAY KHÔNG?

Có lẽ bạn sẽ thích những trận chiến đầy máu lửa, những giây phút hoành tráng lúc ban đầu và một “bộ phim” li kì và một nền đồ họa siêu thực… Còn lại, tất cả sụp đổ chỉ trong khoảng nữa đầu game. Nếu có ý muốn thử xem tựa game này sẽ “hành” hệ thống mình ra sao, hoặc thử sức hệ thống, chuyện đó rất giá trị. Nhưng nếu bạn mua RYSE: SON OF ROME chỉ để thưởng thức như một tựa game, thật không đáng để bị game “đầu độc”, mà chỉ nên “cưỡi ngựa xem hoa”, chơi qua cho biết mà thôi.

Game cũng có tiềm năng đấy, nhưng chưa đủ để thuyết phục người chơi đến nửa game, mặc dù game rất ngắn!

Điểm InfoGame: 5.5/10

Nhà phát triển: Crytek Frankfurt

Engine: CryEngine 4

Nền tảng: Xbox One, PC

Thể loại: Hành động

Ngày phát hành: 22/11/2013 (Xbox One), 10/10/2014 (PC).

Ưu điểm:

– Cốt truyện lôi cuốn, kịch tính.

– Đồ họa rất tuyệt vời.

– Chặt chém đã tay, nhiều ý tưởng mới lạ.

Nhược điểm:

– Quá tuyến tính, game lại quá ngắn khiến người chơi gò bó.

– AI quá tệ, chế độ coop Gladiator chưa đủ sức thuyết phục.

– Thiếu sáng tạo, thiết kế nghèo nàn trong lối chơi, lặp lại quá nhiều.

>> [Trải nghiệm] Middle-earth: Shadow of Mordor – Siêu phẩm 2014

>> [Trải nghiệm] Stronghold Crusader 2: Hay nhưng thiếu sự đột phá

Đinh Kiên

Related posts

Cần làm gì để game thủ gắn bó với game Việt?

Cần làm gì để game thủ gắn bó với game Việt?

Bản thân nhiều tựa game, tiêu biểu là webgame có vòng đời gameplay rất ngắn. Không quá một tháng...

iGà tung clip hài ‘16 tình huống bạn hay gặp ở Rạp chiếu phim’

iGà tung clip hài ‘16 tình huống bạn hay gặp ở Rạp chiếu phim’

Đối với những ai đã và đang theo dõi 5S Online – series phim Sitcom dành riêng cho giới...

Game online tung quà 1.7 triệu cho mỗi game thủ

Game online tung quà 1.7 triệu cho mỗi game thủ

Những ngày đầu tháng 10, hàng ngàn tân thủ Ngạo Kiếm Vô Song đang ráo riết nhận Code “Tam...

Tặng 300 Giftcode Bá Đồ nhân dịp mở máy chủ mới Địch Đạo 06/1

Tặng 300 Giftcode Bá Đồ nhân dịp mở máy chủ mới Địch Đạo 06/1

Vào 10h ngày 06/10, Bá Đồ chính thức cho khai mở máy chủ mới  Địch Đạo. Nhân sự kiện...

Trải nghiệm Võ Lâm Chi Mộng 2 ngày đầu ra mắt làng game Việt

Trải nghiệm Võ Lâm Chi Mộng 2 ngày đầu ra mắt làng game Việt

Võ Lâm Chi Mộng 2 là webgame thuộc thể loại MMORPG có đồ họa 2.5D, được phát triển bởi...

Game4V Thị trường Những con số ‘đắng lòng’ của thị trường Game Mobile quốc tế Những kết quả báo...