Ở lần trước tôi đã đề cập với các bạn về vấn đề những tựa game ăn theo phim, hôm nay hãy cùng trang tin game Game4V đến với phía còn lại của câu chuyện, đó là những bộ phim ăn theo game. Chúng từ đâu đến, chúng có ý nghĩa gì và chúng nằm ở vị trí nào so với những người anh em game ăn theo của mình?
Thành công về doanh số ư, Resident Evil movie là một bộ phim đạo game trắng trợn, bóp méo toàn bộ cốt truyện lâu đời của Shinji Mikami
Lời đầu tiên tôi có thể khẳng định một điều rằng 90% những bộ phim ăn theo hoặc lấy ý tưởng từ phim đều là những sản phẩm tệ hại, 10% còn lại thì dù đã cố gắng hết sức nhưng thực sự là không đủ để cứu vớt dòng phim này. Trong những năm gần đây chúng ta chúng ta chúng kiến nhiều cái tên nển tiếng lần lượt bước chân lên màn ảnh rộng và cũng lần lượt gục ngã. Những cái tên nổi tiếng nhất có thể kể đến là Tomb Raider, Resident Evil, Max Payne, Doom hoặc Prince of Persia. Vậy câu hỏi là tại sao những tác phẩm vốn được chống lưng bởi các hãng phim nổi tiếng, sở hữu một lượng fan hùng hậu và có sự tham gia của những tên tuổi lớn từ Hollywood cuối cùng lại kết thúc trong sự thờ ơ và ghẻ lạnh đến vậy?
Đầu tiên là tiền đâu, câu nói này vẫn luôn đúng trong ngành công nghiệp giải trí. Một sản phẩm làm ra trước tiên là để kiếm tìm lợi nhuận, lý do Hollywood sẳn sàng bỏ tiền ra đầu tư vào những bộ phim ăn theo đó là vì họ nhìn thấy lợi ích mà nó mang lại.Ngành công nghiệp game trong hơn một thập kỷ gần đây đã trở thành một ngành công nghiệp lớn, thậm chí nhiều lúc còn cạnh tranh trực tiếp với điện ảnh. Những tựa game trên vốn sở hữu lượng fan hâm mộ rất lớn và vốn là những cái tên đã quá quen thuộc dù bạn có chơi game hay không. Vậy tại sao không biến thù thành bạn và hợp tác với những nhà làm game để tạo ra phiên bản điện ảnh của chúng.
Đây là một chiến lược thông minh vì những tựa game này vốn đã quá nổi tiếng, các hãng phim không cần tốn quá nhiều công sức và tiền bạc vào việc quảng cáo, xây dựng cốt truyện và nhân vật. Mọi thứ giống như một hộp đồ nguội, họ chỉ cần hâm nóng lại, thêm chút mắm muối và thế là xong. Chính tư tưởng làm phim mỳ ăn liền như thế đã hại chết những bộ phim này, do quá trú tâm vào lợi nhuận, nhà làm phim quên mất phải tạo hứng khởi cho người xem, phim thiếu những tình tiết đáng nhớ và những chi tiết gợi nhớ về tựa game gốc. Những gì được thể hiện trong phim thực tế chỉ là cái vỏ hình ảnh bên ngoài, phần hồn của tựa game gốc gần như không truyền tải được gì hoặc nếu có thì cũng khá chắp vá.
Max Payne movie, điển hình của việc xuyên tạc
Thứ 2 là tôi phải khẳng định rằng video game không phải là chất liệu tốt để truyền tải thành thành phim. Bản thân những tựa game đã có thể coi là những tác phẩm điện ảnh hoàn thiện rồi, không có lý do gì để khán giả bỏ tiền ra để thưởng thúc cốt truyện đó thêm một lần nữa. Công nghệ càng phát triển ranh giới giữa phim và game lại càng ngày càng bị rút ngắn lại, bản thân các nhà làm game hiện nay cũng tự trang bị cho mình tư duy hình ảnh tốt đến đáng kinh ngạc, họ có thể tạo ra những tác phẩm ngang bằng, thậm chí là vượt trội hơn cả Hollywood.
Xét về kịch bản thì những tựa game có kịch bản và cốt truyện hay là những game phiêu lưu hành động. Thời lượng bỏ ra để hoàn thành chúng đối với một gamer bình thường là khoảng vài chục tiếng đồng hồ, cốt truyện nếu ít thì cũng mất đến gần chục tiếng để hoàn thành. Vậy làm thế nào mà một bộ phim với vẻn vẹn hơn 2 tiếng có thể truyền tải đầy đủ cho khán giả cốt truyện đó chứ? Lấy ví dụ thế này cho đơn giản nhé: Mass Effect hoàn toàn có thể làm thành một bộ phim khoa học viễn tưởng bom tấn nhưng chắc chắn sẽ không thu được thành công. Bản thân Mass Effect là một tựa game hơn 40 tiếng, nếu cố ép nó thành một bộ phim 2 tiếng thì việc cắt xén tan nát là không thể tránh khỏi. Thêm nữa đây là một game có tính tương tác cao, đa kết thúc, mỗi lựa chọn đều do người chơi quyết định. Nếu chuyển thể thành phim chắc chắn sẽ khiến nhiều không hài lòng với cốt truyện chỉ đơn giản vì nó không đúng ý họ.
Mass Effect rất tuyệt vời nhưng cũng sẽ thất bại nếu lên phim
Tiếp theo xem một bộ phim ăn theo game cũng giống như xem người khác chơi game vậy, nếu không được tự tay trải nghiệm thì sẽ rất mau buồn chán. Tại sao phải tốn tiền ra rạp xem với mấy màn đánh đấm vớ vẩn trong khi chỉ cần ngồi nhà là bạn có thể tự tay trừ gian hành hiệp. Với những game hành động, bắn súng bạn có thể chiến đấu hàng giờ liền mà không chán nhưng với phim thì chỉ cần 20 phút là đã thấy buồn ngủ đơn giản vì đó là do bạn đang xem người khác chiến đấu.
Việc làm ra một bộ phim giống hệt nguyên gốc là việc không thể, bất chấp anh có nhiều tiền đến đâu. Giống như hoạt hình, video game là nơi thể hiện tính sáng tạo vô hạn của con người. Bạn có thể tự do sáng tạo những điều điên rồ nhất, khó tin nhất nhưng vẫn được mọi người chấp nhận, việc biến cái không thể thành có thể chỉ đơn giản là do lập trình, là ý mốn chủ quan của người làm game. Phim ảnh thì ngược lại bị phụ thuộc vào quá nhiều thứ, chủ yếu là về vấn đề nguồn nhân lực và tiền bạc. Lôi kéo được những ngôi sao Hollywood cũng là cả một vấn đề, khó khăn thì trăm bề nên việc làm phim khó có thể đạt chất lượng cao.
“]
Việc định hướng khán giả của thể loại phim này cũng là một sai lầm. Có lẽ nhà làm phim cũng không biết đối tượng khán giả mà họ định nhắm đến là ai. Đó là những gamer ư? Không phải vì như đã nói ở trên phim ăn theo theo không thể thu hút nổi gamer với cái cách làm ăn nửa vời như vậy. Thế là những người chưa từng chơi game ư? Thế thì lại càng không, vì với 2 tiếng đồng hồ, kịch bản cắt xén chắp vá và cốt truyện khó hiểu thì chẳng ai muốn bỏ tiền ra xem một bộ phim như vậy.
Hậu quả của cách làm phim này nhanh chóng để lại hậu quả nặng nề về sau này. Người làm phim thì nhận ra những khó khăn khi làm phim ăn theo nên cũng chẳng mặn mà gì với loại hình này. Các hãng phim lớn không nhận thì chỉ còn lại các hãng nhỏ ít kinh nghiệm lao vào làm. Chất lượng thì khỏi cần bàn vì phim có tệ đến mấy thì họ cũng quyết hoàn thành để còn bán được vé. Phim tệ bị chê thì chẳng nhằm nhò gì với họ, nhưng với các hãng game thì đây như một cái tát thẳng vào mặt vậy. Dần dần không ai dám bàn đến việc làm phim theo game nữa cả, dòng phim này cũng vì vậy mà tàn lụi dần.
Assassin’s Creed movie hy vọng mới cho gamer?
Thế nhưng có vẻ như những thất bại trong quá khứ không làm nản lòng những nhà làm phim Hollywood. Sự thành công của loạt phim chuyển thể từ truyện tranh như tiếp thêm hy vọng và sự liều lĩnh cho các những người làm phim. Bằng chứng là rất nhiều cái tên đã công bố trong thời gian gần đây như World Of Warcraft movie, Assassin’s Creed movie và The Last of us movie. Chúng đều được những hãng phim lớn đỡ đầu và hứa hẹn sẽ là những bom tấn thực sự. Điều duy nhất tôi muốn huyên hai bộ phim này đó là đừng ngại ngần sử dụng CGI trong phim, nó sẽ là cứu cánh cần thiết cho những tác phẩm này. Hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho thời kỳ hoàng kim của dòng phim này vì thú thật là dù rất ghét phim ăn theo nhưng tôi vẫn muốn được một lần được nhìn thấy chúng xuất hiện trên màn ảnh rộng.
CGI chắc chắn là yếu tố cần thiết
Vậy bạn nghĩ thế nào về những bộ phim ăn theo game? Bộ phim ăn theo game nào bạn thấy thích hoặc ghét nhất? Hãy cho chúng tôi biết trong phần comment bên dưới. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chuyên mục hấp dẫn khác trên Game4V.
Related posts
Thiên Thần Truyện tặng Giftcode Leo
Ra mắt từ trung tuần tháng 11/2013, Thiên Thần Truyện đã trải qua một chặng đường gần một năm...
Từ “có như không” thành con bài chiến lược Trước vòng loại Chung kết Thế giới, Talon không hề...
Gần một nửa nữ game thủ chọn chơi War Thunder
Vào ngày chủ nhật (5/10/2014), dự án War Thunder Việt Nam đã có một buổi tọa đàm “Gặp gỡ...
Trai trẻ đi chơi game, bị bạn gái đánh túi bụi
Game Online GameK Trai trẻ đi chơi game, bị bạn gái đánh túi bụi by admin2 06/10/2014 Nam thanh...
Open Beta của Counter-Strike Nexon đã được phép tải trực tiếp từ Steam
Bản Open Beta của Counter-Strike Nexon: Zombies chính thức có mặt và người chơi có thể chơi thông qua Steam....
Super Smash Bros cho ra lò hàng trăm bản nhạc mới
Ắt hẳn tuổi thơ của nhiều người trong chúng ta đều gắn bó với những game giả lập của...