Những điểm thú vị xung quanh bảng bổ trợ và ngọc bổ trợ của các cao thủ

admin Last updated on: May 7, 2023

Với những người chơi bình thường, một bảng bổ trợ và bảng ngọc cơ bản cho từng vị trí là khá đủ để bạn “vẫy vùng” những trận đấu thường và đấu xếp hạng. Tuy nhiên, với cấp độ chuyên nghiệp cùng với giải đấu quan trọng nhất trong năm: CKTG 2014, những game thủ như Mata, Yellowstar, Imp, Zefa hay Bjergsen đều có những sự điều chỉnh riêng để phù hợp với lối chơi, hơn thế nữa là để “khắc chế” đối thủ. Cùng xem qua những điểm thú vị trong cách cộng điểm bảng bổ trợ và cách chọn ngọc bổ trợ của họ với cùng 1 vị tướng nhé.

Nami – Nàng Tiên Cá

Trong lúc Janna đang nổi lên như 1 thế lực ở CKTG 2014, thì Nami vẫn là một trong những vị tướng Hỗ Trợ được cấm và chọn nhiều nhất tại giải lần này. Cô nàng có thể kết hợp tốt giữa 2 phong cách “công” và “thủ”, chơi hổ báo để đè đường đối phương, hoặc kết hợp với 1 vị tướng hyper-carry để bảo kê đến cuối trận đấu. Đó cũng là sự khác biệt trong lối chơi của 2 game thủ Hỗ Trợ hàng đầu thế giới hiện nay: Mata (Samsung Galaxy White) và Yellowstar (Fnatic).

Mata – SSW

Mata đã chứng minh được rằng dù chơi vị trí Hỗ Trợ, anh vẫn có thể “gánh” đội hiệu quả bằng những pha sử dụng kỹ năng đầy ảo diệu của mình. Người chơi Hỗ Trợ hay nhất thế giới thời điểm hiện tại có lối chơi Nami thiên về hướng “công”, tập trung vào việc trao đổi chiêu thức với đối thủ ngay từ đầu trận. Đó là lý do vì sao đường dưới của SSW thường thi đấu rất “hổ báo”, không ngại giao tranh và luôn tạo ra một áp lực vô hình lên bộ đôi của đối thủ. Theo thông tin từ trang LoLesports, Mata thường nâng tối đa kỹ năng W – Thủy triều đầu tiên để hồi máu cho đồng đội cũng như cấu máu đối thủ. Thế nên, bảng ngọc của anh ta thiên về sát thương và khả năng trao đổi chiêu thức:

  • Ngọc đỏ: xuyên cả giáp và kháng phép
  • Ngọc vàng: giáp
  • Ngọc xanh: sức mạnh phép thuật cộng thẳng
  • Ngọc tím: sức mạnh phép thuật cộng thẳng

Mata cũng điều chỉnh bảng bổ trợ của mình theo hướng đa dụng và tấn công nhiều hơn. Anh ta chọn bảng với 21 điểm ở nhánh đa dụng, và chỉ 9 điểm ở nhánh thủ. Để sử dụng bảng ngọc này, người chơi cần phải cực kỳ tự tin về kỹ năng cũng nhưng tâm lý vững vàng, vì một khi lao vào cuộc chiến với đối phương thì gần như không có đường lui. Cách duy nhất là chiến thắng, lấy mạng đối thủ.

Yellowstar – FNC

Các đội Châu Âu nổi tiếng với lối chơi phòng thủ kín kẽ, và Yellowstar cũng là một người chơi như vậy. Anh xây dựng Nami theo hướng “thủ” và bảo kê xạ thủ nhiều hơn là tấn công. Anh thường lấy nhiều điểm hơn ở bảng thủ và giảm bớt điểm ở bảng đa dụng. Điều này khiến Nami trở nên cứng cáp hơn nhưng cũng đồng thời có được ít tiền hơn khi đi đường. Đó là lý do vì sao Fnatic thường kéo dài trận đấu đến hơn 30 phút, vì khi lượng trang bị đã dồi dào thì những khắc biệt trong bảng bổ trợ không còn ảnh hưởng quá nhiều đến cục diện trận đấu.

Về ngọc bổ trợ, thay vì thuần sát thương như Mata, Yellowstar chọn ngọc xanh hồi năng lượng nhằm giúp Nami trụ đường tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc anh tự đặt bộ đôi của mình vào thế thủ, vì khả năng trao đổi chiêu thức không thể mạnh bằng bộ ngọc sát thương. Yellowstar sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Xạ Thủ Rekkles để tiến hành trao đổi chiêu thức hoặc lùi về. Ngược lại, Mata lại thường là người khởi đầu (play-maker) cho mọi pha giao tranh ở đường dưới của SSW. Bấy nhiêu đủ để nói lên sự khác biệt giữa 2 người chơi này.

Lucian – Kẻ Thanh Trừng

Rất nhiều Xạ Thủ có thể sử dụng Lucian rất thuần thục, nhưng cách dùng của Imp và Zefa là hoàn toàn khác biệt dù đều là người Hàn Quốc.

Imp – SSW

Bộ đôi đường dưới của SSW bổ khuyết cho nhau: Mata “hổ báo”, còn Imp thi đấu rất an toàn và cẩn thận. Ý thức được rằng Mata không có nhiều khả năng bảo vệ mình mà sẽ chủ động trao đổi chiêu thức với đối thủ, Imp đã chọn cách lên bảng ngọc cho Lucian có một chút chỉ số phòng thủ trong đó. Cụ thể, Imp chọn ngọc xanh cộng giáp và kháng phép để đảm bảo có thể sống sót trong toàn bộ pha giao tranh, gây được nhiều sát thương hết mức có thể. Về ngọc tím, anh chọn cả 3 viên cộng tốc độ đánh nhằm tăng sức mạnh cho chiêu cuối Thanh Trừng. Tất nhiên, với kỹ năng cá nhân thượng thừa, Imp luôn biết cách để bắn Thanh Trừng khiến đối thủ dính nhiều sát thương hết mức có thể. Nhìn chung, đây là một bảng ngọc rất cơ bản và hữu dụng cho Lucian.

Zefa – NWS

Xạ Thủ của Najin White Shield lại nổi tiếng với lối chơi vô cùng mạnh mẽ. Zefa xây dựng Lucian theo hướng một “kẻ bắt nạt” thật sự. Bảng ngọc của anh chỉ khác 1 điểm so với Imp là chọn ngọc xanh có cộng thêm tốc độ đánh thay vì kháng phép để càng tăng thêm sự nguy hiểm của Lucian. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là lối xây dựng bảng ngọc hết sức thông minh vì sẽ giúp Lucian có thêm một chút sức mạnh về cuối trận, thời điểm vị tướng này “khổ” nhất vì tầm bắn khá ngắn của mình. Tuy nhiên, giai đoạn đi đường của Zefa sẽ không thể an toàn như Imp, và đôi lúc lối xây dựng bảng này cũng mắc phải sai lầm. Điển hình là khi đối đầu với Corki trong tay Sneaky của C9, một vị tướng có khả năng gây sát thương phép khá mạnh, Lucian nhận khá nhiều sát thương trong giai đoạn đi đường. Tuy nhiên, NWS vẫn có thể kết thúc sớm giai đoạn đi đường để Zefa tránh khỏi những tình huống bất lợi. Nếu bạn tự tin vào khả năng trao đổi chiêu thức và chọn vị trí của mình, thì bảng ngọc của Zefa rất đáng để tham khảo.

Orianna – Quý Cô Dây Cót

Tạm xa rời những “gosu” Hàn Quốc, hãy cùng đến với Orianna trong tay Cool – OMG và Bjergsen – Team SoloMid. Dù là vị tướng được xem như cân bằng nhất LMHT, nhưng Orianna vẫn không bị bó buộc bởi 1 cách xây dựng. Cô nàng có thể thi đấu rất chậm rãi chờ đến cuối trận đấu như Cool, những cũng có thể là 1 kẻ đì đường thật sự trong tay Bjergsen.

Cool – OMG

Cool không thường xuyên sử dụng Orianna, nhưng khi cần thiết, anh vẫn cho thấy khả năng “điều bi” và xử lý rất tuyệt vời. Cool tập trung vào chỉ số sức mạnh phép thuật cộng thêm của Orianna hơn tất cả. Bảng ngọc của anh nặng về sức mạnh phép thuật để có thể sử dụng những cú xoáy “đau thấu xương” khi đã có đủ đồ đạc:

  • Ngọc đỏ: xuyên kháng phép
  • Ngọc vàng: kết hợp giữa máu và giáp
  • Ngọc xanh: sức mạnh phép thuật theo cấp
  • Ngọc tím: sức mạnh phép thuật cộng thẳng

Thế nên, lối chơi của Cool thường khá ngại giao tranh, trao đổi chiêu thức với đối thủ khi đi đường vì anh không có nhiều khả năng hồi phục. Thay vào đó, Pháp Sư của OMG tập trung có được nhiều chỉ số lính hết mức có thể, để tỏa sáng từ phút 30 trở đi. Cool có thể bị “bắt nạt” khi đi đường, nhưng chỉ cần thời gian đủ dài, anh sẽ là một quả bom nổ chậm sẵn sàng kết liễu cả đội hình đối phương chỉ bằng một phím R hoàn hảo.

Bjergsen – TSM

Khác với Cool, Bjergsen lại tập trung vào khả năng “đì đường” của cô nàng dây cót này, cụ thể là ở Nội Tại cộng thêm sát thương trên những đòn đánh. Thế nên, thay vì chỉ xuyên kháng phép, Bjergsen chọn ngọc đỏ xuyên cả giáp lẫn kháng phép để chơi hổ báo ngay từ đầu trận. Điều này thể hiện rõ ràng trong trận chiến với TPA khi Morning dùng Yasuo. Bjergsen gần như ngay lập tức chủ động trao đổi chiêu thức từ đầu trận, chèn ép Morning khiến anh bị hụt khá nhiều chỉ số lính. Trong cả trận đấu, Morning không thể hiện được gì nhiều, và do đội hình TPA được chọn với Yasuo làm trung tâm, họ đã không thể chiến thắng trước sự áp đảo của TSM.

Tuy nhiên, bảng ngọc này cũng là con dao hai lưỡi. Bạn chỉ nên chọn khi biết chắc mình sẽ thắng đường đối phương bằng Nội Tại của Orianna. Nếu gặp những đối thủ như Ziggs, có thể tiêu diệt lính từ rất xa và sẵn sàng trừng phạt Orianna khi lên quá cao, lối chơi cầm chừng của Cool lại tỏ ra hiệu quả hơn. Thế nên, tùy vào đối thủ mà bạn cần chuẩn bị bảng ngọc cũng như bảng bổ trợ phù hợp để có thể giành được lợi thế cho mình để đi đến chiến thắng.

Theo TTDT

Related posts

XemGame tặng 100 giftcode game Gunny

XemGame tặng 100 giftcode game Gunny

Sáng nay, 09/10/2014, đã cho “ra lò”sever mới Gà Điệp Viên cùng tính năng Boss Nông Trại Vợ Chồng....

Mộng Võ Lâm ra mắt bản PC

Mộng Võ Lâm ra mắt bản PC

Thời gian gần đây, các game mobile online (gMO) chạy HĐH Android liên tục tung ra các phiên bản...

5 xạ thủ lên đường AP vẫn “bá”

5 xạ thủ lên đường AP vẫn “bá”

Rõ ràng nếu so với các pháp sư đường giữa thì các xạ thủ này còn hạn chế, nhưng...

MCCorp phối hợp tổ chức lễ hội Halloween cho game thủ

MCCorp phối hợp tổ chức lễ hội Halloween cho game thủ

Vào ngày 25 – 26.10 sắp tới, NPH MC Corp sẽ phối hợp với trường ĐH Văn hóa (Hà Nội)...

Vì sao game thủ LMHT thích chơi ở quán Internet hơn ngồi nhà?

Vì sao game thủ LMHT thích chơi ở quán Internet hơn ngồi nhà?

Nhóm nữ game thủ LMHT thuộc team Gnar.Power chia sẻ lý do về việc thích chơi game ở quán...

Son of Rome – Binh đoàn thất bại

Son of Rome – Binh đoàn thất bại

Phiên bản PC của Ryse lần này vẫn chưa khiến game thủ thật sự hài lòng dù Crytek đã...